Một nghiên cứu mới cho thấy, những người tiêu thụ hai phần trái cây mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường không thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số thay đổi lối sống để kiểm soát hoặc giúp tránh hoàn toàn việc phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Việc đơn giản nhất bạn có thể làm là thêm một số loại thực phẩm cụ thể vào bữa ăn hàng ngày, để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường một cách đáng kể.
Tiêu thụ hai phần trái cây mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ảnh: NHẬT LINH
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism cho biết, ăn trái cây hai lần một ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về việc tiêu thụ trái cây của hơn 7.600 người tham gia trong nghiên cứu về bệnh tiểu đường, béo phì và lối sống của Viện Baker Heart and Diabetes Australia. Theo nghiên cứu, những người tham gia ăn trái cây nguyên quả có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 36% trong vòng 5 năm so với những người tiêu thụ ít hơn nửa khẩu phần trái cây mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn phải ăn cả trái cây.
Tiến sĩ Nicola Bondonno, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng của Đại học Edith Cowan ở Perth, Australia, cho biết: “Những phát hiện này chỉ ra rằng, một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh bao gồm cả việc tiêu thụ toàn bộ trái cây là một chiến lược tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chúng tôi không phát hiện những khả năng tương tự đối với nước trái cây.”
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, có mối liên quan giữa việc ăn trái cây và các dấu hiệu nhạy cảm với insulin. Những người ăn nhiều trái cây cũng sản xuất ít insulin hơn.
Insulin là một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu, nhưng theo nghiên cứu, những người ăn nhiều trái cây sản xuất ít insulin hơn để giảm lượng đường trong m.áu.
Cả lượng đường trong m.áu cao liên tục và lượng insulin cao đều có thể gây hại cho sức khỏe của một người. Theo WebMD, lượng đường trong m.áu cao liên tục có thể làm hỏng dây thần kinh, mạch m.áu và các cơ quan.
Kiwi có nhiều chất xơ và ít carbohydrate, hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát lượng đường trong m.áu. Ảnh: NHẬT LINH
Tiến sĩ Bondonno giải thích: “Lượng insulin tuần hoàn cao (tăng insulin m.áu) có thể làm hỏng mạch m.áu và không chỉ liên quan đến bệnh tiểu đường mà còn liên quan đến huyết áp cao, béo phì và bệnh tim.”
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: “Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 thường phát triển trong vài năm và có thể diễn ra trong một thời gian dài mà không được chú ý. Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm đi tiểu thường xuyên, khát nước, đói, nhìn mờ, tê hoặc ngứa ran bàn tay và bàn chân, mệt mỏi và khô da.”
Lười ăn hoa quả tưởng không sao nhưng hóa ra rất dễ rước loạt tác dụng phụ chẳng ai mong
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, không ăn trái cây có thể gây ra 9 tác hại dưới đây cho cơ thể, vì vậy khuyên mọi người nên ăn nhiều trái cây.
Trái cây là một loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu chất chống oxy hóa. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo ăn 4-5 phần trái cây mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.
Theo Hướng dẫn dinh dưỡng của Hiệp hội Ung thư Mỹ, ăn nhiều trái cây và rau củ trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ cũng giúp phòng ngừa các loại bệnh ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại tràng…
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, không ăn trái cây có thể gây ra 7 tác hại dưới đây cho cơ thể, vì vậy khuyên mọi người nên ăn nhiều trái cây.
1. Tăng cân
Trái cây tươi không chỉ thay thế những thực phẩm không lành mạnh (như thức ăn nhanh), mà có còn là thực phẩm giúp giảm cân rất tốt. Trái cây rất giàu nước và chất xơ, giúp tăng cảm giác no và có thể ngăn chúng ta ăn quá nhiều.
Một nghiên cứu trên tạp chí Appetite đã chỉ ra rằng, khi các nhà nghiên cứu so sánh việc tiêu thụ một quả táo, nước sốt táo và nước ép táo trước bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác no như thế nào. Kết quả cho thấy rằng, ăn táo trước bữa trưa làm giảm lượng thức ăn 15% hoặc khoảng 187 calo và ảnh hưởng đến cảm giác no nhiều hơn so với trái cây xay nhuyễn hoặc nước trái cây – tất cả đều do chất xơ trong phần thịt quả của trái cây.
2. Đau cơ bắp
Bạn biết cảm giác đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện vất vả, tình trạng này được gọi là DOMS – viết tắt của Delayed Onset Muscle Soreness. Nếu bạn không ăn trái cây, bạn có thể làm cho tình trạng DOMS của mình trở nên tồi tệ hơn và kéo dài hơn.
Các loại trái cây tốt nhất để giảm DOMS là quả mọng và anh đào. Một nghiên cứu trên tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế cho thấy, quả việt quất làm giảm hiệu quả chứng viêm và tổn thương cơ do tập luyện vất vả ở chân.
Nghiên cứu khác liên quan đến người chạy bộ cho thấy nước ép anh đào chua giảm thiểu đau cơ sau khi chạy, trì hoãn thời gian mệt mỏi và thúc đẩy phục hồi cơ.
3. Hạ đường huyết
Mệt mỏi và choáng váng là các triệu chứng phổ biến của lượng đường trong m.áu thấp, hoặc hạ đường huyết khi tập thể dục. Không ăn hoặc ăn ít trái cây, bạn đang bỏ lỡ một trong những cách dễ nhất, nhanh nhất để cung cấp nhiên liệu (glycogen) trong cơ.
Trái cây là nguồn cung cấp carbs lành mạnh, giúp bạn không bị đầy hơi khi bắt đầu tập thể dục. Hơn nữa trái cây tươi cũng chứa chất xơ, không làm tăng đột ngột lượng đường trong m.áu sau khi ăn.
4. Tăng cảm giác thèm ăn
Thèm đồ ngọt là một tác dụng phụ của việc ăn không đủ trái cây. Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best cho biết: “Một ví dụ điển hình thèm đồ ngọt là sô cô la. Sô cô la chứa một lượng magiê đáng kể, giống như magie trong các loại trái cây như chuối và bơ. Khi cơ thể thiếu magiê, bạn sẽ bắt đầu thèm ăn sô cô la”.
Trái cây chứa các vi chất dinh dưỡng và các hợp chất thực vật mà cơ thể cần để tăng cường các chức năng trong cơ thể, đảm bảo một sức khỏe tối ưu. Trista Best nói: “Khi chúng ta không hấp thụ những chất dinh dưỡng này từ trái cây, cơ thể sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng, một điều có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn những thực phẩm kém lành mạnh hơn”.
5. Các vấn đề về hô hấp do tập thể dục
Các vận động viên theo chế độ ăn không trái cây có thể gặp nhiều vấn đề về hô hấp hơn, bao gồm cả cơn hen do tập luyện mạnh. Nghiên cứu cho thấy rằng các vận động viên theo chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể chống lại chứng viêm đường hô hấp do tập luyện và ô nhiễm.
Tất nhiên, rau cũng có thể cung cấp chất chống oxy hóa chống viêm, nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm gồm cả trái cây và rau để có được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
6. Đường ruột không khỏe mạnh
Đường ruột của bạn chứa các loại vi sinh vật có ích và có hại. Nếu không có chất xơ và các vi chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol mà bạn nhận được từ việc ăn trái cây và rau quả, khiến hệ vi sinh vật đường ruột có thể bị mất cân bằng. Các nhà khoa học cho rằng, sự phá vỡ cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột sẽ gây rối loạn đường ruột và bệnh tật, bao gồm dị ứng, bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và béo phì.
Tuy nhiên có một cách rất dễ dàng để cân bằng lại vi sinh vật trong đường ruột của bạn. Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ ăn hai quả táo mỗi ngày sẽ tăng lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột của họ trong vòng hai tuần. Các nhà nghiên cứu cho rằng pectin được tìm thấy trong vỏ táo có thể cải thiện hệ vi sinh vật.
7. Tăng khí, đầy hơi, táo bón…
Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác của việc hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng, tăng lượng vi sinh vật có hại do không ăn chất xơ trái cây là các vấn đề về đường tiêu hóa, từ buồn nôn đến trào ngược dạ dày.
Chuyên gia dinh dưỡng Trista Best chia sẻ: “Các chất xơ được tìm thấy trong trái cây đóng vai trò như một prebiotic giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong đường ruột. Nếu có quá nhiều vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, táo bón và thậm chí là viêm mãn tính trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sức khỏe tim mạch của bạn. Nhưng tiêu thụ ít nhất 2 phần trái cây mỗi ngày có thể giảm thiểu vấn đề này và cải thiện sức khỏe tổng thể”.
Nếu bạn không thích ăn trái cây, có thể kết hợp chuối với bơ đậu phộng hoặc trộn nhiều loại quả mọng vào sinh tố hoặc thưởng thức táo nướng với quế, chuyên gia dinh dưỡng gợi ý.
8. Chuột rút cơ và huyết áp cao
Hai vấn đề này có vẻ không liên quan nhưng cả hai đều có thể trở nên trầm trọng hơn do lượng kali trong cơ thể bạn thấp. Kali làm giãn mạch m.áu, do đó làm giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột qụy và chống chuột rút cơ bắp. Trái cây là nguồn cung cấp kali chính. Các loại quả như chuối, cam, dưa, bưởi và các loại trái cây sấy khô như mận khô và chà là đều chứa lượng lớn kali.
Nếu không ăn trái cây, bạn sẽ phải đảm bảo rằng mình ăn nhiều rau để có đủ chất dinh dưỡng quan trọng này. Một thành phần khác của một số loại trái cây cũng có thể giúp giảm huyết áp flavan-3-ols, một nhóm hợp chất giúp cải thiện chức năng mạch m.áu, chất này có nhiều nhất trong táo, nho, lê và quả mọng.
9. Lão hóa da
Không ăn trái cây có nghĩa là bạn đang bỏ phí các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe làn da. Chuyên gia dinh dưỡng Vanessa Rissetto cho biết: “Các loại quả mọng chứa nhiều vitamin C giúp sửa chữa collagen và tăng cường khả năng miễn dịch. Collagen là một loại protein mang lại cấu trúc và độ căng bóng cho làn da của bạn”.
Theo các chuyên gia, để có thêm những cách giữ vẻ ngoài trẻ trung, đừng bỏ qua những chất bổ sung tốt nhất trong trái cây giúp chống lại sự lão hóa của cơ thể.