Trong thành phần chính của quả cau có chứa 31,1% phenol, 18,7% polysaccharid, 14,0% chất béo, 10,8% chất xơ thô và 0,5% ancaloit. Ngoài ra, trong số hơn 20 loại nguyên tố vi lượng có trong quả cau thì 11 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Vì vậy, quả cau cũng được sử dụng trong liệu pháp ăn kiêng, cũng có thể có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người.
Trong quả cau, các bộ phận như rễ, hoa, quả, vỏ, hoa đều được dùng làm dược liệu. Nhưng hai phần được dùng làm thuốc nhiều nhất đó là hạt cau và vỏ cau. Đối với bệnh tiểu đường, hạt cau chữa bệnh tiểu đường hiệu quả hơn cả, và được thầy thuốc Đông y sử dụng kết hợp cùng với các vị thuốc khác.
Đối với bệnh nhân tiểu đường có vấn đề về tiêu hóa, hạt cau có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, chống ợ chua, ợ hơi, táo bón, tiêu chảy.
Ngoài ra, hạt cau còn điều trị các chứng bệnh như: chữa ho, đau dạ dày, khó tiêu, buồn nôn, sốt rét, chữa đại tiện không thông, trị chốc đầu ở trẻ em, chảy máu chân răng,…
Vỏ cau có vị cay, ấm, quy vào hai kinh tỳ, vị. Theo Đông y, vỏ cau có tác dụng hành thủy, hạ thủy chữa phù nề, đầy chướng chữa cổ chướng, tiểu tiện khó, viêm thận. Khi dùng cần cho vỏ cau vào túi vải để tránh uống phải sợi vỏ cau.
Ngoài ra, quả cau còn có một vài tác dụng nổi bật dưới đây:
– Chống đột quỵ, theo nghiên cứu, quả cau có tác dụng hỗ trợ phục hồi đột quỵ, kiểm soát bàng quang và cải thiện sức khỏe cho cơ bắp hiệu quả.
– Tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là các bệnh liên quan đến giun sán dạ dày.
– Ngăn ngừa thiếu máu: Hạt cau có thể ngăn ngừa chứng thiếu máu nghiêm trọng và mức độ glucose trong máu thấp.
Theo Công lý & xã hội