Con người tuy coi lương thực là lộc trời cho nhưng tai họa từ miệng mà ra, vì vậy, muốn tránh xa ung thư, bạn phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Thói quen ăn uống không lành mạnh dễ gây ung thư và là mối nguy hại đáng báo động đối với sức khỏe. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng và ung thư phổi là rất cao và những bệnh ung thư này ít nhiều liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.
Thói quen sống tốt, bao gồm cả ăn uống có thể giúp kéo dài hoặc làm rút ngắn t.uổi thọ của bất kì ai. Vì vậy, nhất là khi t.uổi tác không còn trẻ, bạn cần tránh những thực phẩm có hại cho sức khỏe con người, để giữ gìn sức khỏe và ngăn ngừa những tác động xấu của bệnh tật.
Sau 45 t.uổi, các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não thường xuyên xảy ra. Những bệnh này có mối liên quan lớn đến chế độ ăn uống của chúng ta. Vì vậy, muốn sống lâu thì phải tránh xa những thực phẩm có tác động và góp phần dẫn đến bệnh tật, đặc biệt là 8 nhóm thực phẩm này:
1. Đồ chua
Những người sau 45 t.uổi nên ngừng ăn đồ chua, lên men. Đồ chua rất giàu nitrit, sau khi vào dạ dày sẽ kết hợp với protein tạo thành nitrosamine. Đây là chất gây ung thư mạnh và dễ gây ra các loại ung thư, đặc biệt ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
2. Đồ mốc
Không nên sử dụng thức ăn khi bị mốc vì thức ăn bị mốc rất giàu aflatoxin. Đây là chất gây ung thư mạnh và là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư.
3. Đồ hun khói
Đồ hun khói phải được loại bỏ khỏi bàn ăn, mặc dù hương vị của thực phẩm hun khói rất độc đáo nhưng nó sẽ tạo thành chất gây ung thư đặc biệt trên bề mặt thực phẩm. Benzopyrene và benzopyrene có thể gây ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Thậm chí, nó còn là một trong những thủ phạm của bệnh ung thư đại trực tràng.
4. Đồ chiên rán
Người sau 45 t.uổi nên ăn ít đồ chiên rán. Các loại đồ ăn chiên rán không chỉ chứa nhiều calo mà chất gây ung thư benzopyrene sẽ sinh ra sau khi chiên đồ ăn ở nhiệt độ cao.
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý: Càng chiên rán già lửa càng tạo nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang rán lại đổ thêm dầu mỡ vào sẽ làm tăng nhiệt độ đột ngột. Những loại thực phẩm này được đun nấu ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra benzopyren bencanthraxen, gây ung thư đường tiêu hóa. Khoai tây chiên, phồng tôm, bánh mì, trứng, bắp rang, thực phẩm giàu carbonhydrat xử lý ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide, gây ung thư vú, thận.
5. Thức ăn thừa
Người sau 45 t.uổi nên ăn ít thức ăn thừa. Thức ăn thừa để lại lâu sẽ dễ sinh ra nitrit, vì vậy không nên nấu quá nhiều cho mỗi bữa ăn, tránh ăn thừa rồi vứt đi, cảm thấy tiếc quá hình thành thói quen ăn thức ăn thừa lâu ngày.
6. Thức ăn lạnh
Sau 45 t.uổi, ruột và dạ dày sẽ trở nên mỏng manh, nếu thường xuyên ăn đồ ăn thức uống lạnh sẽ gây giảm tiết dịch vị, dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí gây đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim. Nhất là những người già đã mắc bệnh tim mạch rồi thì càng không ăn được nhóm thực phẩm này.
7. Đồ ăn quá nóng
Thường xuyên ăn quá nóng có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra các khối u đường tiêu hóa như ung thư thực quản. Chế độ ăn quá nóng có thể làm tổn thương và kích thích biểu mô niêm mạc thực quản, kích thích lâu dài sẽ gây biến đổi ác tính ở mô. Nếu thức ăn vào dạ dày chưa kịp nhai hết ở miệng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù là người thích ăn nóng thì bạn cũng chỉ nên ăn thức ăn ở nhiệt độ dưới 70 độ C là tốt nhất.
8. Thực phẩm có cồn
Sau 45 t.uổi, ngoài những thực phẩm cần tránh xa như trên thì bạn cũng nên hạn chế thực phẩm có cồn. Một số người luôn có hành vi nhậu nhẹt, thích thêm nhiều rượu vào quá trình chế biến món ăn. Trên thực tế, những thực phẩm có cồn này cũng có tính gây kích ứng cao. Thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn có cồn dễ gây kích ứng mạch m.áu của con người, thậm chí làm tăng huyết áp.
Thói quen ăn uống không lành mạnh dễ nuôi dưỡng tế bào ung thư, khuyến cáo sau 45 t.uổi nên tránh xa đồ ăn vặt, ăn nhiều rau quả tươi, ăn đều đặn 3 bữa / ngày, ăn tối ít hơn, ăn ít đồ cay, tránh nghiện rượu. Điều đó có lợi hơn cho sức khoẻ của đường tiêu hoá.
Ngoài việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên hình thành thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và chữa trị kịp thời.
5 loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Thịt chế biến, thực phẩm nấu quá chín, đồ chiên rán, rượu,… có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Theo Healthline , ung thư là một căn bệnh phức tạp. Có nhiều loại ung thư khác nhau, cũng như nhiều nguyên nhân tiềm ẩn. Một trong những yếu tố lối sống quan trọng nhất cần xem xét là chế độ ăn uống của bạn.
Đó là bởi vì một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm có liên quan đến nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn. Dưới đây là các loại thực phẩm và đồ uống cụ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Đồ chiên rán
Khi thực phẩm giàu tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao, một hợp chất gọi là acrylamide được hình thành. Điều này có thể xảy ra trong quá trình chiên, nướng và quay.
Ăn quá nhiều cá viên chiên có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ảnh: NHẬT LINH
Thực phẩm giàu tinh bột chiên rán đặc biệt chứa nhiều acrylamide, chẳng hạn như khoai tây chiên.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, acrylamide làm hỏng DNA và gây ra quá trình apoptosis hoặc c.hết tế bào.
Ăn nhiều đồ chiên cũng làm tăng rủi ro cho bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì. Những điều kiện này có thể thúc đẩy căng thẳng oxy hóa và viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ ung thư.
Đường và carbohydrate tinh chế
Thực phẩm có đường và tinh bột tinh chế có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các thực phẩm này bao gồm: đồ uống có đường, bánh nướng, ngũ cốc có đường, bánh mì trắng,…
Ăn nhiều thức ăn có đường, nhiều tinh bột có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì. Theo nghiên cứu, cả hai điều kiện này đều thúc đẩy quá trình viêm và stress oxy hóa, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Việc hấp thụ nhiều đường và carbohydrate tinh chế cũng có thể dẫn đến mức đường huyết cao. Theo nghiên cứu, đây có thể là một yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng.
Để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của carbohydrate tinh chế, hãy cố gắng hoán đổi các loại thực phẩm này bằng các loại thực phẩm thay thế lành mạnh hơn như: gạo lứt, yến mạch, mì ống nguyên chất,…
Rượu
Khi bạn tiêu thụ rượu, gan của bạn sẽ p.hân h.ủy rượu thành acetaldehyde, một hợp chất gây ung thư.
Rượu làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh: NHẬT LINH
Theo một đ.ánh giá được công bố trên NCBI, acetaldehyde thúc đẩy tổn thương DNA và stress oxy hóa. Nó cũng can thiệp vào chức năng miễn dịch, khiến cơ thể bạn khó nhắm mục tiêu các tế bào t.iền ung thư và ung thư.
Ở phụ nữ, rượu làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này có liên quan đến nguy cơ ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen cao hơn.
Thịt chế biến
Thịt đã qua chế biến là các loại thịt đã được tẩm ướp muối và các gia vị khác nhau, được bảo quản, lên men, xông khói, xử lý và đóng hộp. Hầu hết các loại thịt đã qua chế biến là các loại thịt đỏ.
Một số loại thịt đỏ đã qua chế biến chẳng hạn như xúc xích, lạp xưởng, thịt bò khô,…
Các phương pháp được sử dụng để chế biến các loại thịt có thể tạo ra chất gây ung thư.
Theo một đ.ánh giá từ Viện Y tế Quốc gia, Hoa Kỳ cho biết, việc xử lý thịt bằng nitrit có thể tạo thành chất gây ung thư được gọi là hợp chất N-nitroso. Thịt hun khói cũng có thể dẫn đến hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) gây ung thư.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thịt đã qua chế biến là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, họ cũng phát hiện ra rằng nó có liên quan đến ung thư dạ dày và tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, theo Healthline.
Thực phẩm nấu quá chín
Thực phẩm nấu quá chín, đặc biệt là các loại thịt, có thể tạo ra chất gây ung thư.
Theo một đ.ánh giá được công bố trên NCBI, nấu thịt với nhiệt độ cao sẽ tạo ra PAHs và amin dị vòng (HCAs) gây ung thư. Những chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách thay đổi DNA của các tế bào của bạn.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cũng cho rằng, nấu quá chín thực phẩm giàu tinh bột, như khoai tây có thể làm tăng sự hình thành acrylamide.
Đồ nướng có thể gây ung thư. Ảnh: NHẬT LINH
Thay vì nấu với nhiệt độ cao hoặc trên ngọn lửa trần như phương pháp nướng thịt, chiên thịt,… Hãy thử phương pháp lành mạnh hơn như nấu trong nồi áp suất, luộc, nướng hoặc rang ở nhiệt độ thấp,… để giảm nguy cơ nhiễm chất gây ung thư.