Trước khi bắt đầu chế độ ăn giàu protein, bạn cần phải biết những điều dưới đây.
Chế độ ăn này không an toàn cho tất cả mọi người
Protein có thể là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nhưng ăn nhiều protein không an toàn cho tất cả mọi người. Những người mắc các vấn đề về tiêu hóa và thận không nên ăn nhiều protein hơn mức khuyến nghị. Mắc hội chứng ruột kích thích mà ăn quá nhiều protein có thể khiến bạn bị táo và hơn thận có vấn đề. Thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải thêm nitơ có trong các axit amin tạo nên protein ra khỏi cơ thể từ đó làm tổn thương thận.
Đừng thực hiện chế độ ăn này lâu dài
Thực hiện chế độ ăn giàu protein trong thời gian ngắn có thể giúp bạn giảm cân, nhưng về lâ dài nó có thể khiến bạn mắc phải một số bệnh. Trước hết, nạp nhiều calo có nghĩa là bạn sẽ phải giảm số lượng tinh bột và chất béo để duy trì lượng calo hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra các vấn đề như hôi miệng, đau đầu và táo bón.
Ăn quá nhiều protein không an toàn
Cơ thể cần các loại chất dinh dưỡng và khoáng chất khác nhau để thực hiện các chức năng bên trong. Bạn cần bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng vi lượng và đa lượng để giảm cân hiệu quả. Cắt giảm quá nhiều thực phẩm chứa carbs và chất béo sẽ làm mất cân bằng, từ đó phá hoại kế hoạch giảm cân của bạn. Lượng protein bạn nên ăn có liên quan đến các yếu tố khác nhau bao gồm t.uổi tác, giới tính, trọng lượng và mức độ hoạt động của bạn. Khi cố gắng giảm cân và xây dựng cơ bắp, bạn không được ăn quá 1-1,5 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Uống nhiều nước
Khi thực hiện chế độ ăn giàu protein, bạn cũng phải uống nhiều nước. Nước giúp thận dễ dàng đào thải chất độc và axit amin dư thừa ra khỏi cơ thể. Ăn quá nhiều protein cũng khiến bạn bị mất nước, táo bón, đau đầu và buồn nôn. Hãy uống ít nhất 3 lít nước khi áp dụng chế độ ăn giàu protein.
Hãy lựa chọn đúng
Không phải tất cả các loại thực phẩm protein đều giống nhau. Các thực phẩm làm từ động vật như thịt và gà được coi là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, nhưng chúng cũng chứa nhiều chất béo. Ăn quá nhiều chất béo có thể đe dọa thận. Hãy cố gắng ăn tất cả các loại protein khi thực hiện chế độ ăn này.
Tiêu thụ nhiều thịt, đường và bia rượu dễ gây viêm ruột
Các nhà khoa học Hà Lan mới đây cảnh báo một chế độ ăn uống chứa nhiều sản phẩm động vật, thực phẩm chế biến, rượu và đường có liên quan đến các vi khuẩn có hại gây viêm ruột.
Trước đó, để tìm hiểu mối liên hệ giữa chế độ ăn thường ngày và tình trạng viêm trong đường ruột, các chuyên gia đã phân tích mẫu phân của 1.425 người, gồm 550 người bị bệnh viêm ruột (IBD) hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS) và 871 người có sức khỏe đường ruột bình thường. Tất cả những người này cũng được yêu cầu tham gia một cuộc điều tra nhằm đ.ánh giá lượng dinh dưỡng trung bình mà họ dung nạp hằng ngày.
Kết quả cuối cùng cho thấy có 38 mối liên hệ giữa lượng dinh dưỡng dung nạp và các nhóm vi khuẩn nhất định. Hơn nữa, 61 loại thực phẩm và chất dinh dưỡng có liên quan đến 61 loài vi khuẩn và 249 quá trình trao đổi chất trên tất cả đối tượng.
ơn cử, các thực phẩm chế biến sẵn và có nguồn gốc từ động vật luôn có liên quan đến sự gia tăng đáng kể số lượng vi khuẩn “cơ hội”, cũng như hoạt động gây viêm ruột. Trái lại, thực phẩm nguồn gốc thực vật và cá liên quan đến các vi khuẩn “thân thiện” có lợi ích chống viêm nhiễm.
Còn ăn các loại hạt, cá béo, trái cây, rau củ và ngũ cốc có liên quan đến sự gia tăng các vi khuẩn có lợi, ví dụ như Faecalibacterium sp, giúp kiểm soát viêm và bảo vệ các tế bào niêm mạc ruột.
Việc tiêu thụ kết hợp bia rượu và đường có ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi khuẩn và chức năng ruột, trong khi các sản phẩm sữa lên men có ích cho các vi khuẩn chống viêm như Bifidobacterium, Lactobacillus và Enterococcus sp.
Dựa trên kết quả, nhóm chuyên gia cho rằng các cơ chế gây viêm do vi khuẩn đường ruột có thể được giảm thiểu bằng cách hạn chế tiêu thụ sản phẩm chế biến sẵn từ thịt động vật, đường và thức uống chứa cồn mạnh. Ngoài ra, cách tốt để tăng cường các lợi khuẩn có khả năng chống viêm trong đường ruột là bổ sung vào chế độ ăn các prôtêin thực vật, rau quả, các loại hạt, cá và sữa ít béo lên men.