Mỗi ngày, chúng ta ăn một hộp sữa chua rất tốt cho sức khỏe bởi sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, magiê, vitamin B2 và vitamin B12.
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa
Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Điển hình là bifidobacteria và lactobacillus đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích- một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến đại tràng. Không những vậy, các hoạt chất có trong sữa chua còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày.
Ngăn ngừa n.hiễm t.rùng vùng kín
Ảnh minh họa
Sữa chua đặc biệt tốt cho con gái vì nó giúp ngăn ngừa sự tăng trưởng của nấm men ở vùng kín. Chính các lợi khuẩn lactobacillus acidophilus được tìm thấy trong sữa chua có thể giúp kiểm soát sự phát triển của các dấu hiệu n.hiễm t.rùng và t.iêu d.iệt các loại nấm đang sinh sôi. Vì thế, con gái nên nhớ tăng cường ăn sữa chua thường xuyên sẽ rất có ích để bảo vệ sức khỏe vùng kín tốt hơn.
Ngăn ngừa loãng xương
Hàm lượng canxi và vitamin D phong phú có trong sữa chua giúp bạn tăng cường mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương hiệu quả. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng, sữa chua cung cấp một lượng protein dồi dào với khoảng 12g trong 200g, ăn sữa chua hàng ngày sẽ giúp duy trì khối lượng xương và sức mạnh nâng đỡ.
Giảm nguy cơ ung thư trực tràng và đái tháo đường
Ảnh minh họa
Probiotic thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh, từ đó có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Lượng lớn sữa chua chứa men vi sinh cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Duy trì mức glucose khỏe mạnh cũng đòi hỏi sự hấp thụ chất dinh dưỡng thích hợp trong suốt quá trình tiêu hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch
Probiotic được chứng minh có khả năng làm giảm viêm và những bệnh liên quan đến nhiễm virus, rối loạn đường ruột. Ngoài ra, sữa chua còn chứa nhiều khoáng chất như: magiê, kẽm, selen nên khi bổ sung sữa chua vào cơ thể sẽ giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường để tránh bị tấn công bởi nhiều loại vi khuẩn bệnh từ môi trường bên ngoài.
Sữa chua hỗ trợ giảm cân
Ảnh minh họa
Nó chứa lượng protein khá cao, trung bình khoảng 6 gram cho mỗi khẩu phần 100 gram nhưng có thể lên đến 10g tùy thuộc vào kỹ thuật sản xuất. Protein thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách tăng số lượng calo mà cơ thể bạn đốt cháy trong suốt cả ngày. Nhận đủ protein là rất quan trọng trong kiểm soát sự thèm ăn, vì nó làm tăng sản xuất một số hormone báo hiệu sự no bụng. Do đó, nó làm giảm lượng calo bạn tiêu thụ giúp hỗ trợ trong việc giảm cân.
Nghiên cứu mới chấn động về sữa chua
Sữa chua có tiềm năng làm cách mạng hóa cuộc chiến chống ung thư.
Theo nghiên cứu thực hiện bởi trung tâm Y tế đại học Vanderbilt – Hoa Kỳ, sữa chua có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.
Trước đó, một nhóm khoa học Ireland vừa tìm thấy vi sinh vật có ích trong sữa chua có thể làm cách mạng hóa cuộc đấu tranh với bệnh ung thư. Những vi khuẩn vô hại trong sữa chua di chuyển tự do trong cơ thể và có thể lớn lên trong khối ung thư.
Để có được kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi hơn 1,44 triệu người độ t.uổi trung bình khoảng 56 t.uổi đến từ khắp các nước Châu Á, Châu Âu, Mỹ với thời gian theo dõi trung bình 8,6 năm.
Những vi khuẩn vô hại trong sữa chua di chuyển tự do trong cơ thể và có thể lớn lên trong khối ung thư.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ chất xơ và sữa chua cao nhất có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn 33% so với nhóm người tiêu thụ ít nhất cả 2 loại thực phẩm này.
Trong đường ruột có chứa khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn cộng sinh bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Sữa chua có thể cung cấp men vi sinh, chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi. Nó có thể giúp ức chế các vi khuẩn có hại, cải thiện môi trường trong đường ruột, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể nhằm sản sinh tác dụng ngừa ung thư.
Những người đàn ông ăn 2 hoặc nhiều hộp sữa chua mỗi tuần có nguy cơ phát triển t.iền ung thư trong ruột kết thấp hơn 26%.
Các nghiên cứu tương tự ở Trung Quốc và Hà Lan cũng cho thấy những người ăn nhiều sữa chua có thể làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh: Ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư bàng quang, ung thư đại trực tràng và cả ung thư vú ở phụ nữ.
Những vi khuẩn vô hại trong sữa chua di chuyển tự do trong cơ thể và có thể lớn lên trong khối ung thư.
“Vi khuẩn đi từ ruột vào m.áu và lớn lên bên trong các khối u trên khắp cơ thể, ở đó chúng có thể tạo ra những gì mà chúng ta muốn”, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Mark Tangney cho biết.
Dựa vào đó, các nhà khoa học có thể biến đổi gene của những vi khuẩn này, nhờ thế chúng sẽ tiết ra các tác nhân chống ung thư bên trong chính khối u. Phát hiện này một ngày nào đó có thể giúp loại bỏ kỹ thuật tiêm hóa chất xạ trị vào người, vốn gây đau đớn, đồng thời giảm ảnh hưởng có hại của nhiều liệu pháp chữa ung thư hiện nay lên các tế bào lành.
Các phương pháp hóa trị hiện nay bên cạnh việc t.iêu d.iệt tế bào ung thư còn gây độc hại cho nhiều tế bào lành, và thường gây ra nhiều phản ứng phụ cho bệnh nhân. Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu rất hứng thú với công trình mới này.
Tuy nhiên, khi ăn sữa chua cần tuân thủ các nguyên tắc riêng để phát huy hiệu quả tối đa.
Axit trong dạ dày có thể t.iêu d.iệt các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa bất luận đó là vi khuẩn có lợi hay có hại. Do đó không nên ăn sữa chua khi bụng đói vì các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ dễ bị axit trong dạ dày t.iêu d.iệt.
Bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn từ ít nhất 30 phút đến 2 tiếng để các vi khuẩn có lợi có thể thoát khỏi sự tấn công của axit trong dạ dày.
Khi chọn mua sữa chua, bạn cũng nên chú ý đến dòng chữ “sữa chua lên men”, đây mới thực sự là sữa chua có lợi cho sức khỏe bởi có rất nhiều loại sữa chua uống có chứa quá nhiều phụ gia.