Được điều trị tích cực, chỉ thời gian ngắn bé Kiều Phương bị bỏng nặng sau tai nạn ngã vào bếp lửa đã hồi phục. Bé Phương hiện đã biết đi, nhanh nhẹn và hay cười.
Những ngày đầu xuân mới, nhận được thông tin từ gia đình bé Bàn Thị Kiều Phương, sinh ngày 08/12/2019 ở thôn Nà Đeo, xã Đà Vị (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang), chúng tôi vô cùng vui mừng. Theo chia sẻ của gia đình, hiện bé Phương đã đi được vững, vết thương cũng đã liền. Bé Phương nhanh nhẹn và hay cười. Tuy nhiên, trên cơ thể của cô bé vẫn còn hằn in những vết sẹo sau tai nạn ngã vào bếp lửa. Các bác sĩ nói khi bé Phương được 6 t.uổi mới có thể thực hiện được phẫu thuật thẩm mĩ.
Hình ảnh hiện tại của bé Phương. Ảnh GD
Nhớ lại ngày đầu gặp bé Kiều Phương ở Bệnh viện Bỏng quốc gia, nhìn cơ thể bé nhỏ bị bỏng nặng khắp người quấn băng trắng mà ai cũng thấy lo lắng. Cháu được gia đình đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, bị bỏng lửa nặng vùng mặt, ngực, bàn tay hai bên. Vùng mặt, tai phải của cháu bị bỏng sâu độ 3, 4.
Tai nạn của bé Kiều Phương xảy ra khi con được 9 tháng t.uổi. Chị Triệu Thị Hoa (SN 1992) – mẹ của bé Kiều Phương cho biết, bé Phương khi đó đang ngồi trong xe tập đi đã chạy với theo chị không may bị ngã vào bếp lửa. Nghe tiếng hét thất thanh của con, chị chạy vào đã thấy con nằm ở bếp. Sau khi được sơ cứu ở tuyến huyện, tuyến tỉnh, bé Phương đã được chuyển về điều trị ở Bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Là người dân tộc, thuộc hộ nghèo ở địa phương, gia đình bé Phương chủ yếu trông vào làm nông. Khi con gái bị bỏng, vợ chồng chị không biết xoay sở ở đâu. Trước đó có chút vốn liếng, vợ chồng chị Hoa đã lo liệu chạy chữa cho ông nội bị ung thư phổi. Dẫu vậy, ông đã không qua nổi. Không chỉ vậy, ở với vợ chồng chị còn có mẹ già và người chị cả của anh Sếnh.
Ở bệnh viện đang trong lúc rối bời về chi phí điều trị, vết bỏng của con gái còn rất nặng, chị Hoa lại nhận được tin bố đẻ của mình qua đời. Hoàn cảnh của bé Phương sau đó đã được kết nối ở chuyên mục Vòng tay nhân ái trong bài viết “Ngã vào bếp lửa, b.é g.ái 9 tháng t.uổi vừa mới tập đi nguy kịch vì bỏng nặng” với MS 597. Nhiều nhà hảo tâm biết đến đã sẻ chia với khó khăn của gia đình bé Phương.
Trên khuôn mặt bé Phương vẫn còn sẹo sau tai nạn bỏng
Theo chia sẻ của chị Hoa, bé Phương khi điều trị ở viện đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều tấm lòng hảo tâm cả về vật chất, tinh thần. Ngoài số t.iền 9.023.968 đồng của bạn đọc Báo Gia đình và Xã hội kết chuyển đến gia đình, bé Phương cũng đã nhận trực tiếp của bạn đọc vào đóng viện phí điều trị cho con. Được điều trị tích cực, kịp thời, bé Phương đã sớm được xuất viện.
Tai nạn bỏng lửa như bé Kiều Phương thường để lại nhiều biến chứng. Dù may mắn thoát khỏi lưỡi hãi tử thần, nhưng đến nay trên khuôn mặt của bé Phương vẫn còn sẹo. Mong rằng khi con có đủ điều kiện về sức khỏe để phẫu thuật sẽ tiếp tục nhận được sẻ chia từ các nhà hảo tâm.
Người phụ nữ bỏng nặng do ngã vào bếp lửa trong lúc lên cơn co giật
Trong lúc lên cơn co giật vì động kinh, người phụ nữ không may bị ngã vào bếp lửa đang cháy lớn. Sau đó được người nhà đưa đi cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng, nguy kịch tính mạng.
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng. Ảnh: Lao động
Ngày 25/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp bị bỏng nặng (cấp độ 2 – 3) do ngã vào bếp lửa trong lúc đang lên cơn co giật.
Cụ thể, nạn nhân là bà H.T.L. (50 t.uổi, trú xã Trà Mai, huyện Nam Trà My). Theo người nhà bệnh nhân cho hay, do bà L. có t.iền sử động kinh nên trong lúc lên cơn co giật thì không may bị ngã vào bếp lửa đang cháy lớn.
Ngay sau đó, người nhà đã đưa bà L. đến bệnh viện cấp cứu. Thời điểm nhập viện, bà L. trong tình trạng bỏng lửa, cháy đen vùng đầu, mặt, cổ và lỡ loét, rỉ dịch nhiều. Ngoài ra, còn xuất hiện triệu chứng khó thở, suy hô hấp cấp độ 2.
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cấp cứu rồi nhanh chóng chuyển vào khoa Gây mê phẫu phuật. Các bác sĩ đã tiến hành mở khí quản cấp cứu để duy trì đường thở cho bệnh nhân. Hiện sức khỏe của bà L. tiến triển tốt và đang tiếp tục được điều trị, theo dõi tại khoa Ngoại Bỏng.
Trao đổi với Dân trí, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên – Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho hay, phẫu thuật mở khí quản cấp cứu là phẫu thuật mở da, cơ cổ, rạch khí quản và đưa một ống thông vào khí quản để duy trì đường thở cho bệnh nhân. Phẫu thuật này thường dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc bệnh nhân nặng mà không có khả năng tự thở bằng mũi, miệng và mặt nạ dưỡng khí.