Dịp Tết là khoảng thời gian có nhiều xáo trộn trong sinh hoạt, vận động, ăn uống. Trong những ngày Tết, gia đình có nhiều món ăn thịnh soạn, kẹo mứt, nước ngọt, bia rượu…
Nếu không kiểm soát được loại và lượng thực phẩm tiêu thụ, quản lý thời gian sinh hoạt, sẽ dẫn đến những rối loạn đối với sức khỏe.
Ăn cân đối thực phẩm
Dinh dưỡng hợp lý là chúng ta phải ăn đủ 4 nhóm thực phẩm ( chất bột đường, chất béo, chất đạm, khoáng chất và vitamin) và nên ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm trên.Đối với nhóm đường bột: Các loại bánh mứt có chứa hàm lượng đường cao nên dễ gây cảm giác ngán cho cả người bình thường. Các thức ăn này chủ yếu là nhóm đường đơn, chỉ số đường rất cao, rất ít chất xơ, dễ làm tăng đường huyết nên không thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường. Cần tăng cường chất xơ từ rau, củ, quả.
Ảnh minh họa.
Chất xơ giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, phòng tiêu chảy và các rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, góp phần giảm cholesterol m.áu, chống táo bón, điều hòa đường huyết, giảm cân.
Cần hạn chế ăn các loại bánh mứt, uống nước ngọt. Ăn đồ ngọt nhiều tạo cảm giác no giả ở t.rẻ e.m, trẻ không muốn ăn các món khác sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng.
Các món rau củ muối chua rất được ưa chuộng ngày Tết, là một nguồn cung cấp chất xơ và vitamin, tuy nhiên cần thận trọng đối với người có bệnh tăng huyết áp do lượng muối cao, người có bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều vì các món này có chứa đường. Người bị đau dạ dày thận trọng với các món muối chua.
Đối với nhóm chất đạm và chất béo: Ngày tết có nhiều các món thịt nguội, giò chả, đồ hộp, thịt kho trứng, lợn quay, các món chiên xào…
Các thực phẩm này chủ yếu cung cấp chất đạm và béo nhưng lại chứa nhiều acid béo no bão hòa nên không tốt cho sức khỏe.
Đối với người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp nên sử dụng hạn chế, không quá 100g thức ăn này mỗi ngày, nên hạn chế phần mỡ và phần da, hạn chế ăn phủ tạng động vật có nhiều cholesterol. Nên tăng cường nguồn đạm từ cá.
Những người bị bệnh gout cần hạn chế các món ăn giàu đạm, các món hải sản. Hạn chế sử dụng các món chiên, xào, tăng cường các món hấp, luộc. Nếu không quản lý dinh dưỡng từ nhóm này thì sau Tết sẽ dễ bị lên cân, tăng mỡ m.áu.
Người già không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo như giò, chân giò… bởi vì hệ tiêu hóa của người già rất kém dễ bị đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.
Những vấn đề cần lưu ý khác
Bổ sung chất khoáng và vitamin: Thường bị thiếu hụt trong ngày Tết vì tỷ trọng sử dụng nhóm đường bột, đạm và béo cao. Cần tăng cường bằng cách ăn trái cây và các loại rau, củ, quả, ăn đa dạng các loại thực phẩm. Người có bệnh đái tháo đường không nên sử dụng các loại trái cây quá ngọt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người trưởng thành cần ăn đủ tối thiểu 400g rau, củ, quả mỗi ngày để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật cho cơ thể, kết hợp với việc luyện tập thể lực hợp lý và một đời sống tinh thần lành mạnh, sẽ tạo nền tảng vững chắc để đạt đến sức khỏe tối ưu.
Bổ sung nước uống đúng cách: Tuy không thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào kể trên nhưng nước không thể thiếu và rất cần thiết cho việc tạo tế bào và dịch cơ thể, giúp các phản ứng hóa học xảy ra và tạo nước tiểu để tống các chất thải ra khỏi cơ thể. Cần phải đảm bảo duy trì đủ lượng nước sạch uống vào để thay thế các dịch mất đi.
Không nên uống: nước ngọt, cà phê vì thực chất những thức uống đó chỉ giúp giải khát chứ không bổ sung nước cho cơ thể tốt bằng nước lọc. T.rẻ e.m cần hạn chế nước ngọt có ga vì làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, cơ thể không đủ canxi để tăng chiều cao, lượng đường cao làm trẻ béo phì.
Các loại nước giải khát, nước tăng lực, sirô… thường nhiều đường, không nên dùng quá nhiều, nhất là nếu cần kiêng đường và giữ dáng. Riêng với rượu bia, chỉ nên uống có chừng mực, đủ để kích thích ăn ngon và vui vẻ với không khí Tết. Trà cũng là loại dùng nhiều trong dịp Tết. Nhưng nếu uống trà ảnh hưởng đến giấc ngủ thì không nên uống lúc chiều tối mà nên dùng vào buổi sáng.
Lựa chọn và sử dụng thực phẩm tươi, sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Dự trữ thực phẩm vừa đủ dùng, không trữ quá nhiều vì có thể làm thực phẩm hư hỏng, biến chất không an toàn khi sử dụng. Bảo quản thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín riêng để tránh lây nhiễm chéo. Không nên tích trữ thức ăn, chỉ nên tích trữ thức ăn vừa đủ 1 – 2 ngày vì ngày nay các khu chợ và siêu thị thường vẫn bán vào dịp Tết.
Ăn đúng bữa: Nên cố gắng sắp xếp về mặt thời gian để ăn đúng bữa. Đặc biệt, t.rẻ e.m và người cao t.uổi có hệ tiêu hóa làm việc không như những người trưởng thành càng phải được chăm sóc các bữa ăn và ăn đúng giờ. Một ngày nên ăn 3 bữa, đúng thời gian, không nên bỏ bữa, ăn quá nhiều trong một bữa.
Những ngày nghỉ thường thức khuya dậy trễ, mất nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp, đi chúc Tết, nên không còn thời giờ cho việc tập luyện thể thao. Vận động toàn thân sẽ giúp tiêu hao calo thừa và cho làm cho tinh thần sảng khoái. Chỉ cần 15 – 30 phút đi bộ hoặc chạy bộ mỗi ngày trong suốt những ngày nghỉ là được.
Đối với người có các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gout… cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ điều trị. Cần sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của thầy thuốc.
Ung thư vú phổ biến nhất thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên thông báo ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất, chiếm gần 12% số ca mới mỗi năm.
“Lần đầu tiên, ung thư vú trở thành bệnh ung thư được ghi nhận nhiều nhất trên thế giới”, ông Andre Ilbawi, chuyên gia về ung thư của WHO cho biết nhân ngày Ung thư Thế giới 28/1. Trước đây, ung thư phổi dẫn đầu trong hai thập kỷ, hiện xếp thứ hai. Đứng thứ ba là ung thư đại trực tràng.
Theo WHO, ước tính có 2,3 triệu trường hợp mắc ung thư vú trong năm 2020, chiếm 11,7% các ca bệnh ung thư. Ở phụ nữ, đây là căn bệnh ung thư được chẩn đoán nhiều nhất, là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu so với các loại ung thư khác.
Tòa nhà WHO tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: Reuters.
Ông Ilbawi cho hay, béo phì ở nữ giới là một trong những yếu tố thường gặp có thể dẫn đến ung thư vú và tác động tới số ca mắc bệnh này. Khi dân số thế giới và t.uổi thọ tăng, số trường hợp mắc ung thư cũng theo đố đi lên, dự đoán tăng từ 19,3 triệu năm 2020 lên 30 triệu vào năm 2040. WHO cảnh báo trong số các nguyên nhân gây t.ử v.ong ở người bệnh ung thư, t.huốc l.á, bia rượu, ăn ít rau củ quả, lười vận động thể chất chiếm một phần ba.
Bên cạnh đó, ông Ilbawi cho biết đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn quá trình điều trị ung thư ở một nửa số nước được khảo sát. Điều này dẫn đến chẩn đoán muộn, nhân viên y tế áp lực và nghiên cứu bị ảnh hưởng.