“Bật mí” loại quả để bàn thờ Tết siêu đẹp, thờ xong rồi đem làm thuốc chữa bệnh cũng siêu hay

Từ việc chữa bệnh đường tiêu hóa đến giải rượu cho những cuộc vui ngày Tết quá chén, loại quả này đều có thể “chấp tất”.

Quả phật thủ không chỉ để bàn thờ ngày Tết cho đẹp mà còn là thuốc chữa bệnh được Đông y coi trọng

Từ nhiều năm trở lại đây, bên cạnh mâm ngũ quả truyền thống với chuối, quất… điểm tô, quả phật thủ cũng vô cùng được ưa chuộng. Theo quan niệm xưa, hình dáng như bàn tay Phật của quả phật thủ được cho rằng có thể che chở, bảo vệ cho gia đình được bình an. Ngoài ra, phật thủ còn được trưng với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, sung túc, ấm no, khỏe mạnh. Không chỉ vậy, nhiều người còn cho rằng phật thủ còn ẩn chứa 3 ý nghĩa quan trọng “phúc – lộc – thọ”.

bat mi loai qua de ban tho tet sieu dep tho xong roi dem lam thuoc chua benh cung sieu hay 488 5576936

Quả phật thủ không chỉ để bàn thờ ngày Tết cho đẹp mà còn là thuốc chữa bệnh được Đông y coi trọng.

Quả phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis và thuộc chi Cam chanh. Phật thủ có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, nó cũng được trồng phổ biến ở Việt Nam. Phật thủ thuộc cây thân gỗ nhỏ, có thể phát triển đến 2 – 2.5m và cành có gai cứng, nhọn và ngắn.

Không đơn giản là một loại trái cây ăn quả có mẫu mã đẹp, quả phật thủ còn được Đông y vô cùng coi trọng vì khả năng chữa bệnh tuyệt vời. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau…

Phật thủ còn có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa. Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí.

bat mi loai qua de ban tho tet sieu dep tho xong roi dem lam thuoc chua benh cung sieu hay 464 5576936

Nghiên cứu của y học hiện đại ghi nhận, phật thủ chữa được tính truyền nhiễm của bệnh viêm gan t.rẻ e.m. Trong bách khoa “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi có ghi, phật thủ dùng ngày 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Phật thủ rửa sạch, thái thành phiến, phơi khô ngâm với rượu, uống trước bữa ăn, có tác dụng chữa tỳ vị rất tốt.

Thông thường, phật thủ được sử dụng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng, thái lát dọc phơi khô (phật thủ phiến) và bảo quản trong bình kín. Trong dịp Tết Nguyên Đán, người người nhà nhà mua phật thủ để trưng bày cho một năm mới an yên, tài lộc sum vầy. Sau đó không để bàn thờ nữa cũng đừng vội vứt đi, loại quả này hoàn toàn có thể được tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Đáng nói, có rất nhiều chứng bệnh thường gặp vào dịp Tết mà phật thủ có thể chữa khỏi, trong khi công đoạn làm thuốc lại vô cùng giản đơn.

bat mi loai qua de ban tho tet sieu dep tho xong roi dem lam thuoc chua benh cung sieu hay 5e4 5576936

Phật thủ được sử dụng làm thuốc phải hái khi vỏ còn xanh hoặc ngả vàng.

Phật thủ có thể làm thuốc chữa những bệnh nào?

Theo lương y Bùi Hồng Minh, nếu sau khi hóa vàng, gia chủ muốn dỡ bỏ mâm ngũ quả, hạ phật thủ xuống hoặc đơn giản là mua phải phật thủ có dáng vẻ chưa ưng mắt không muốn trưng bày ban thờ nữa đều có thể tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Thuốc chế từ quả phật thủ có thể chữa được những bệnh thường gặp sau vào dịp Tết:

Chữa bệnh đường tiêu hóa:

– Chán ăn, không tiêu, ngực sườn trướng đau, buồn nôn, nhiều đờm, đau mỏi lưng: quả phật thủ 30g, rượu 5 lít. Phật thủ thái nhỏ để ráo nước ngâm rượu. Cứ 5 ngày có thể lấy ra uống, mỗi lần 15 – 20ml vào trước bữa cơm chiều.

– Cách làm: Quả phật thủ 50g thái mỏng rồi hong gió cho khô, xuyên tiêu 12g, sa nhân 12g, tiểu hồi hương 12g. Tất cả tán bột, hoà nước sôi để ấm rồi uống. Ngày 2 lần.

bat mi loai qua de ban tho tet sieu dep tho xong roi dem lam thuoc chua benh cung sieu hay e84 5576936

Quả phật thủ chữa tiêu hoá không tốt, không tiêu.

– Kiện tỳ, trợ tiêu hoá: 15g gạo, 100g đường phèn. Nấu phật thủ lấy nước rồi nấu cháo ăn vào các buổi sáng.

– Đau bụng do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo rang 30g. Sắc uống ngày 3 lần.

– Ợ hơi: Vỏ quả phật thủ tươi ướp đường nhằn ít một rồi nuốt.

– Viêm loét dạ dày – hành tá tràng: Rễ cây phật thủ 30g nấu với dạ dày lợn lượng đủ dùng nấu chín ăn.

– Chữa đau gan và dạ dày: Quả phật thủ tươi 10g, thanh bì 6g, sắc nước uống. Hoặc hoa phật thủ 10g, hương phụ 10g, ô dược 6g, sa nhân 15g, bạch thược 15g, cam thảo 3g, sắc nước uống.

Chữa bệnh đường hô hấp:

– Ho suyễn, nhiều đờm, khó thở: Quả phật thủ 9 – 15g, vỏ củ gừng (khương bì) 5 – 9g, lá hoắc hương 9g. Sắc lấy nước uống.

– Viêm amidan: Hoa phật thủ 10g, hoa hồng 10g, hoa tường vi 10g, hoa mai 6g. Sắc nước ngậm, súc miệng hoặc uống.

– Chữa viêm phế quản mạn tính: Phật thủ tươi 1 – 2 quả thái nhỏ để vào cái bát to với lượng đường mạch nha vừa dùng, đun cách thủy cho đến khi phật thủ chín nhừ. Dùng trong 3 tuần, mỗi lần ăn một thìa to.

bat mi loai qua de ban tho tet sieu dep tho xong roi dem lam thuoc chua benh cung sieu hay 5e4 5576936

Phật thủ dùng để trị giã rượu rất tốt trong những ngày tết.

Chữa ho sốt:

Phật thủ 10 – 15g, gạo tẻ 60 – 80g. Nấu phật thủ và lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ. Khi cháo chín cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

Giải rượu:

Đây là kinh nghiệm của dân gian để trị giã rượu rất tốt trong những ngày Tết. Lấy 30g phật thủ tươi sắc lên rồi cho người đang say rượu uống sẽ giúp người say không bị đau đầu mà còn rất tỉnh táo. Nếu kết hợp nước phật thủ với nước chanh pha đường sẽ càng tốt.

Chuyên gia tiết lộ thêm, ngoài việc làm thuốc cực hữu ích dịp Tết, phật thủ có thể được chế biến thành mứt ăn trong Tết thay cho mứt dừa, mứt gừng. Hoặc, phật thủ đem nấu cháo bằng cách nấu quả lấy nước nấu cháo, bỏ bã đi. Ngoài ra, phật thủ cũng có thể đem chế biến thành những món ăn nấm và phật thủ, phật thủ hầm trái cây… đều giúp chữa ngán dịp Tết lại vô cùng ngon miệng, bổ dưỡng.

Mặc dù vậy, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh, khi dùng quả phật thủ để làm thuốc cần hết sức thận trọng. “Để quả đẹp, không bị sâu không tránh được việc người bán phải phun lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Do đó để làm thuốc từ loại quả này phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, không được tự ý dùng làm thuốc khi không rõ nguồn hàng có an toàn hay không”, chuyên gia nhấn mạnh.

Có nên tự ngâm rượu bằng thảo dược?

“Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.

Hiện trên thị trường, đặc biệt ở các khu du lịch, xuất hiện khá nhiều sản phẩm được những người trong trang phục dân tộc giới thiệu là đặc sản núi rừng gồm nhân sâm, ba kích, táo mèo, chuối hột…

Theo lời giới thiệu của người bán, việc uống rượu ngâm các sản phẩm này sẽ mang lại nhiều lợi ích như bồi bổ sức khỏe, trị đau lưng, tăng cường sinh lý…

Tác dụng?

Theo đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), mỗi vị thuốc đều có tác dụng, tính, vị, quy, kinh khác nhau. Khi vào lục phủ ngũ tạng, chúng cũng tác động theo cách khác nhau.

Đa phần người bán hàng không qua đào tạo, thường phóng đại tác dụng của chúng. Tuy nhiên, tính năng, tác dụng của từng vị thuốc thường được quảng cáo thường chỉ đúng một phần và rất khó tin tưởng.

Ẩn quảng cáoBạn sẽ không thấy quảng cáo này nữaBáo xấu quảng cáoHãy cho biết quảng cáo này có vấn đề gì

Ngoài ra, trong quá trình bào chế, các lương y, bác sĩ thường phải chọn lựa rất kỹ lưỡng, rửa sạch, sấy diêm sinh…, cùng nhiều công đoạn khác nhau, tỷ lệ ngâm cũng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

co nen tu ngam ruou bang thao duoc bba 5575530

Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, khuyên người dân không nên mua các loại thảo dược bên ngoài về tự ý ngâm rượu. Ảnh: Hoàng Hiệp.

“Khi tự mua thảo dược ngâm rượu, chúng ta khó có thể chắc chắn về nguồn gốc. Chất lượng không đảm bảo, tỷ lệ ngâm cũng không đúng có thể gây phản ứng tiêu cực với cơ thể. Bên cạnh đó, liều lượng trong quá trình ngâm tẩm các loại cây cũng khác nhau, nhiều vị thuốc còn có độc tính cao. Một số trường hợp dùng không đúng liều lượng, uống nhầm loại thảo dược chứa độc tính gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong”, lương y Minh khuyến cáo.

Ông lấy ví dụ về sản phẩm được sử dụng rất phổ biến hiện nay là ba kích. Cây ba kích có tên gọi khác là ruột gà. Nguyên tắc khi sử dụng loại cây này là rửa sạch, bỏ lõi, sau đó sấy khô và ngâm tẩm. Loại thảo dược này có tác dụng chính là kích thích thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa và bồi bổ chức năng thận. Tuy nhiên, nếu để nguyên lõi, chúng có thể mang một số độc tố.

Ngoài ra, rượu ngâm ba kích thường được đồn đại và quảng cáo giúp tăng cường sinh lý đàn ông, kéo dài hoạt động “giường chiếu”. Lương y Minh giải thích: “Quan niệm này hoàn toàn sai bởi ba kích chỉ có thể hỗ trợ, tăng cường chức năng thận chứ không thể mang đến tác dụng như lời đồn”.

Nguy cơ tiềm ẩn

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhận định: “Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn”.

Nguyên nhân là rượu có tính chất gây nghiện. Người uống rượu thuốc rất dễ tăng liều, dẫn đến lạm dụng và nghiện. Việc sử dụng rượu thuốc có thể biến một người bình thường thành nghiện rượu, bất kể loại rượu đó ngâm thảo dược hay loại thuốc nào.

Vấn đề thứ 2 đến từ các thành phần thảo dược ngâm rượu. Theo tiến sĩ Nguyên, người uống thuốc phải có bệnh. Bệnh nhân dù uống rượu thuốc để chữa bệnh cũng phải được thăm khám, bắt mạch, chẩn đoán, từ đó sử dụng theo đơn với liều lượng, loại thảo dược phù hợp. Các loại thuốc này chỉ dùng trong một khoảng thời gian nhất định, không thể uống kéo dài. Nguyên nhân là bất cứ loại thuốc nào dùng dài cũng sẽ gây tác dụng phụ.

co nen tu ngam ruou bang thao duoc 551 5575530

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quốc Vương.

Một rủi ro khác là thói quen mời rượu của người dân. Rượu ngâm thảo dược, rượu thuốc chỉ dành cho người bị bệnh, phác đồ điều trị nêu rõ liều lượng uống bao nhiêu chén mỗi ngày, vào thời điểm nào. Tuy nhiên, chúng ta lại mang rượu cho mọi người uống. Thói quen này gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe như dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn…

“Rõ ràng, người dân đang tự ý ngâm và uống rượu thuốc sai cách. Việc sử dụng một hợp chất như vậy, dù đúng là thuốc, mang đến nguy cơ về sức khỏe rất lớn do không đúng bệnh, đúng liều”, bác sĩ Nguyên khẳng định.

Vị chuyên gia này nêu một số ví dụ về trường hợp ngâm rượu với mã t.iền, củ ấu tàu, thậm chí hoa anh túc… Những sản phẩm này mang đến cảm giác lạ, thôi thúc con người uống thử.

Tại Trung tâm Chống độc, rất nhiều trường hợp uống rượu ngâm thảo dược đã ngộ độc, nhập viện trong tình trạng loạn nhịp tim, co giật, mờ mắt, kích thích, hoang tưởng, ảo giác, nặng hơn là viêm gan, suy thận, thậm chí t.ử v.ong.

Đồng tình với quan điểm này, lương y Minh cho hay: “Việc ngâm rượu với thảo dược phải có bài thuốc, tỷ lệ nhất định chứ không thể pha trộn tùy tiện. Tôi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân uống rượu tự ngâm với liều lượng quá nhiều gây dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí co giật và phải ngay lập tức chuyển tới bệnh viện cấp cứu”.

Chuyên gia này nhận định việc uống rượu thuốc đúng liều lượng có thể mang tới một số tác dụng tốt như khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, nhiều người hiện uống quá nhiều, lạm dụng và gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *